04 sự kiện công nghệ nổi bật nhất năm 2021

27/12/2021 12:19

Khủng hoảng chip kéo dài

chip-6474-1620343979-860x0-1640504407.jpeg

Thiếu hụt nguồn cung chip bắt đầu manh nha từ năm 2020 khi dịch bệnh vừa xuất hiện. Nhưng tình hình chính thức trở nên nghiêm trọng hơn từ năm 2021.

Chuỗi cung ứng bị đứt gãy nghiêm trọng do sự xuất hiện của biến chủng Delta hay chiến lược zero COVID của Trung Quốc đã khiến các nhà sản xuất chip hàng đầu như TSMC và Intel thất bại trong việc sản xuất đủ nguồn cung để đáp ứng nhu cầu chip của nhiều lĩnh vực như ô tô, máy tính, điện thoại thông minh,…

Apple, công ty được đánh giá luôn có nguồn cung linh kiện ổn định, phải thừa nhận nhiều sản phẩm không thể đến tay khách hàng đúng tiến độ, khiến họ thiệt hại đến 6 tỷ đô la Mỹ. Xiaomi cũng không thể tránh khỏi ảnh hưởng và đánh mất vị trí nhà sản xuất smartphone lớn thứ 2 trên thế giới.

Trong các lĩnh vực khác như ô tô, các hãng xe như Ford hay Volkswagen đều phải đối mặt với tình trạng thiếu chip và thậm chí kéo dài thời gian sản xuất và giao hàng. Các mặt hàng máy tính, laptop đợt này cũng tăng giá mạnh do thiếu chip cũng như khủng hoảng chuỗi cung ứng.

Các chuyên gia trong ngành dự đoán, vấn đề thiếu hụt chip có thể tiếp tục trong năm 2022, trước khi đạt mức dư thừa vào những năm sau đó.

Bê bối nội bộ của Facebook

facebook-haugen-1read-only-1635425065692421876826-crop-163542537256380479792-1640504407.jpegCựu quản lý Francees Haugen

Vào tháng 5, cựu quản lý Facebook Francees Haugen nộp đơn xin nghỉ việc tại cơ quan quản lý mạng xã hội hàng đầu thế giới. Nhưng trước khi nghỉ, bà đã kịp sao chép hàng nghìn trang tài liệu nội bộ của nền tảng này rồi chia sẻ cho giới truyền thông và ra làm chứng trước Quốc hội Mỹ hồi tháng 10.

Tài liệu cho thấy Facebook biết rõ những tác động tiêu cực của Instagram đối với trẻ vị thành niên, sự tồn tại của các nhóm kích động bạo lực, hay cách những kẻ buôn người dùng Facebook như một công cụ giao dịch. Tuy nhiên, mạng xã hội này lại quyết định ưu tiên lợi nhuận thay vì sự an toàn của người dùng bằng cách xử lý qua loa hoặc phớt lờ.

Nội bộ Facebook cũng trở nên hỗn loạn khi nhiều nhân viên bày tỏ sự bất mãn trên diễn đàn workplace và nghỉ việc do sợ ảnh hưởng uy tín cá nhân nếu tiếp tục ở lại. Cũng trong năm 2021, Facebook cũng bị xếp là nơi có môi trường làm việc tệ nhất.

Một tháng sau kể từ lúc Haugen tung các thông tin nội bộ, Facebook cũng tuyên bố đổi tên công ty thành Meta nhằm hướng sự phát triển vào ‘vũ trụ ảo’ metaverse. Động thái này được cho là để điều hướng sự chú ý của công chúng khỏi bê bối và định hướng tương lai mới cho Zuckerberg.

Metaverse

metaverse1711-1640504407.jpeg

Mark Zuckerberg đã hướng sự tập trung của giới công nghệ toàn cầu bằng metaverse qua những triển vọng lợi nhuận khổng lồ. Việc này đã kéo theo sự tham gia của nhiều ông lớn toàn cầu như GameFi, Microsoft, và cả hãng giày Nike.

Các quỹ đầu tư toàn cầu cũng không muốn chậm chân khi quyết định chi hàng triệu đô la Mỹ vào các startup đang phát triển lĩnh vực này như Whydah hay VerseHub.

Gã khổng lồ đầu tư tiền điện tử Grayscale đã xuất bản một báo cáo tăng giá về các vũ trụ ảo metaverse cho biết “cơ hội thị trường” để đưa metaverse trở thành xu hướng chủ đạo là rất lớn. Và vài năm tới, thị trường này có thể đạt tới trị giá hơn 1.000 tỷ đô la Mỹ.

Các nhà nghiên cứu lưu ý một loạt các động lực chính có thể góp phần đáng kể vào sự phát triển của lĩnh vực vũ trụ ảo metaverse, bao gồm thời gian giải trí trung bình ngày càng tăng và tiền chi tiêu cho các sở thích kỹ thuật số, sự thay đổi văn hóa từ trò chơi cao cấp sang trò chơi miễn phí và đổi mới Web 3.0 chẳng hạn như chơi để kiếm tiền.

Doanh thu toàn cầu từ trò chơi trong thế giới ảo đạt tổng cộng 180 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020, với “chi tiêu cao cấp” chiếm khoảng 40 tỷ đô la Mỹ. Ước tính lĩnh vực này có thể thu về hơn 400 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025, chủ yếu được thúc đẩy bởi mô hình chi tiêu trong trò chơi.

NFT

screen-shot-2021-03-18-at-94125-am-16160353200621530776434-0-274-1158-2335-crop-1616035328153242402339-1640504407.png

Vào tháng 3, giới công nghệ bất ngờ khi hình ghép kỹ thuật số của 5.000 bức tranh có tên Everydays: The First 5000 Days được mua với giá 69 triệu đô la Mỹ - mức cao kỷ lục tại nhà đấu giá Christie's. Tác phẩm của nghệ sĩ Beeple này được gắn mã NFT (non-fungible token), còn gọi là token độc nhất, được mã hóa dữ liệu nhận dạng và được lưu trữ, trao đổi dựa trên blockchain.

Sau tác phẩm của Beeple, hàng loạt NFT nghệ thuật giá triệu đô la Mỹ khác cũng được giao dịch. Giới phân tích nhận định, NFT đang tạo làn sóng mới trong thị trường nghệ thuật, giúp các nghệ sĩ có thêm thu nhập và cách tiếp cận mới đến cộng đồng.

Không chỉ lĩnh nghệ thuật, NFT còn được gắn vào mọi thứ từ dòng tweet đầu tiên của nhà sáng lập Twitter, avatar hình con vượn, nét vẽ nguệch ngoạc hay hình ảnh hòn đá... và được rao bán với giá từ hàng nghìn đến hàng triệu đô la Mỹ. Đặc biệt, cùng với xu hướng metaverse- được cho là kỷ nguyên tiếp theo của Internet, nhiều người bắt đầu đổ tiền đầu tư và thu mua bất động sản ảo dưới dạng NFT. Hồi tháng 11, khu đất ảo trong Decentraland được mua với giá 618.000 Mana, tương đương 2,43 triệu đô la Mỹ; hay mảnh đất Genesis trong Axie Infininty có giá 550 ETH, tương đương 2,3 triệu đô la Mỹ

Cơn sốt NFT lên cao đến mức dữ liệu từ hệ thống từ điển Collins cho thấy, tần suất sử dụng từ khóa NFT đã tăng 11.000% so với năm ngoái, vượt các chủ đề nóng như Covid-19, Crypto, Metaverse để trở thành Từ của năm.

Tuy nhiên, đầu tháng này, ông Gou Wenjun, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Giám sát Chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, cũng cảnh báo tính phi tập trung và ẩn danh khiến NFT có thể thành công cụ của tội phạm và khủng bố.

 

Bạn đang đọc bài viết "04 sự kiện công nghệ nổi bật nhất năm 2021" tại chuyên mục CÔNG NGHỆ. Mọi chi tiết liên quan, vui lòng gửi thông tin qua email info.vstarmedia2018@gmail.com